Unit 5: I’m cold.
Mục tiêu bài học
- Từ vựng và cấu trúc: to be + adjectives
- Năng lực: phát âm chuẩn, phản xạ nghe, nói, viết chính tả
Bạn bấm vào đầu mục mỗi bước để xem/ẩn hướng dẫn nhé. Nút microphone bên trái là ứng dụng thâu âm. Để tra cứu từ vựng, bạn chỉ cần nhấp đúp vào từ, hoặc nhấn giữ phím Ctrl quét chọn từ/cụm từ cần tra, hoặc bấm nút kính lúp bên phải để hiện/ẩn từ điển.
Bước 1: Nghe hiểu
Mục tiêu: Hiểu rõ ý nghĩa bài nghe.
Bấm nghe qua một lần xem chỗ nào đã hiểu, chỗ nào chưa hiểu, sau đó tra cách phát âm và ý nghĩa của từ mới nếu có. Lưu ý, bạn không cần học thuộc từ vựng, mà chỉ cần tra cứu để giúp hiểu câu trong bài nghe. Sau khi đã hiểu toàn bộ bài nghe, bấm nghe thêm một lần nữa.
A: Brr! | Brr!
B: Are you cold? | Cô lạnh hả?
A: Yes, I am. | Đúng rồi.
B: Well, I’m not. I’m hot! | À, tôi thì không. Tôi thấy nóng!
Dưới đây gồm nhiều hội thoại nhỏ giữa những hành khách đang đợi giờ cất cánh tại phi trường.
A: The plane’s late. | Tàu bay trễ giờ.
B: Yes, it’s very late. | Vâng, nó trễ quá.
C: Are they tired? | Bọn trẻ mệt rồi phải không?
D: No, they aren’t tired. He’s hungry and she’s thirsty. | Không, không phải chúng mệt. Thằng bé thì đói còn con bé thì khát.
E: They are tired. | Bọn trẻ mệt rồi.
F: Yes, they are. | Vâng, đúng vậy.
G: This is terrible. I’m very angry. | Việc (trễ nải) này thật tồi tệ. Tôi rất bực mình.
H: I’m sorry, ma’am. | Tôi rất tiếc, thưa bà.
I: Is that book good? | Quyển sách đó có hay không?
J: Yes, it is. But it’s very sad. | Vâng, có hay. Nhưng mà nó buồn thảm quá.
K: Phew! I’m hot. | Phù! Tôi nóng quá.
L: Yes. That coat’s very warm! | Vâng. Cái áo ấm rất ấm đấy!
Phần Giải thích thêm này bạn chỉ đọc sơ qua để nắm đại khái, không cần ghi nhớ hay học thuộc lòng. Quan trọng nhất vẫn là các bước số 2, 3 và đặc biệt là 5.
Tính từ hay tĩnh từ (Adjectives, viết tắt: adj)
Gọi là tĩnh từ vì chỉ cái tĩnh của thứ gì đó (người/vật) – tương đối với động từ. Gọi là tính từ để chỉ tính chất, đặc điểm.
Tĩnh từ trong bài:
cold (lạnh), late (trễ, muộn), tired (mệt mỏi), thirsty (khát), terrible (tồi tệ), angry (tức giận), sorry (có lỗi, tiếc), good (tốt), sad (buồn), hot (nóng), warm (ấm)
Cách dùng:
1. Someone/Something + be + adj
I am cold.
Be + S.O./STH. + adj?
Is that book good?
* S.O. = someone; STH. = something
* Be = is, am, are
2. (a/an) adj + N
It’s a warm coat.
It isn’t a hot coat.
Be + it/this/that/these/those + (a/an) adj + N?
Is it a warm coat?
Is that a good book?
Bước 2: Luyện phát âm chuẩn
Mục tiêu: Luyện phát âm đúng theo giọng bản ngữ
Luyện shadowing (nói đuổi): Bấm nghe từng câu, tạm dừng và nói theo ngay sau đó, sao cho cách phát âm, nhấn nhá và ngữ điệu tốt nhất có thể. Bạn lập lại đến khi thuận miệng.
Luyện role-play (nhập vai): Bây giờ bạn chìm trong ngữ cảnh của bài nghe và vào vai từng nhân vật trong đó. Các câu nói ra cần đúng phát âm và xuất phát từ cảm xúc của chính bạn.
Thâu âm để nghe lại và chỉnh sửa.
Bước 3: Luyện phản xạ nghe - đáp
Mục tiêu: Luyện nghe hiểu liền câu hỏi và bật ra câu đáp.
Bạn bấm nút loa để nghe câu ngữ cảnh và câu hỏi phản xạ dựa trên câu ngữ cảnh đó. Hãy nghe nhiều lần cho đến khi nghe hiểu liền câu hỏi và bật ra câu trả lời ngay sau đó.
Thâu âm, nghe lại và chỉnh sửa.
Khi nghe hỏi: Are you okay? ⇒ Bạn trả lời: No, I’m not.
Khi nghe hỏi: Are you cold? ⇒ Bạn trả lời: Yes, I am. (Không nói: Yes, I’m.)
Khi nghe hỏi: What’s wrong with you? ⇒ Bạn trả lời: I’m cold.
NICE JOB! (Làm tốt đấy!)
* What’s wrong with you? = what’s the matter with you (Bạn có sao không?) => Hỏi tình trạng sức khoẻ hoặc cảm xúc vì bạn thấy người nghe có gì đó không ổn.
* Khi nói “I’m cold.” bạn ám chỉ rằng thời tiết lạnh và bạn muốn trở nên ấm. Khi nói “It’s cold.” bạn chỉ miêu tả thời tiết lạnh. Tương tự với “I’m hot.” và “It’s hot.”
Khi nghe hỏi: Is this good? ⇒ Bạn trả lời: No, it isn’t.
Khi nghe hỏi: Is this fun? ⇒ Bạn trả lời: No, it isn’t.
Khi nghe hỏi: How is this? ⇒ Bạn trả lời: This is terrible.
GREAT JOB! (Làm tốt lắm!)
* How is this? : Điều này như thế nào? (How: ra sao, như thế nào => dùng để hỏi tình trạng của ai đó/sự việc gì đó.)
Bước 4: Luyện nói
Mục tiêu: Luyện nói, ứng dụng từ bài học.
Bạn thực hiện các hoạt động nói bên dưới. Thâu âm, nghe lại và chỉnh sửa.
Hoạt động 1. Thực hành hỏi đáp với WH- và Yes-No theo hình đồ vật và tình trạng bên dưới. Ví dụ, bạn chỉ vào hình C và bắt đầu hỏi đáp như sau:
Picture C. What is this? – It’s a plane. => Is it big? – No, it isn’t. => Is it small? – Yes, it is.
Ghi chú:
* E – F: a vase, vases (cái bình hoa, những cái bình hoa);
* K – L: a camera, cameras (máy chụp ảnh)
* M – N: a basket ball player, players (người chơi bóng rổ)
* O – P: a model, models (người mẫu)
* U – V: a weight-lifter, weight-lifters (lực sĩ)
Hoạt động 2. Thực hành miêu tả các đồ vật trong nhà và người thân quen, sử dụng các tĩnh từ ở trên. Ví dụ:
I have a brother. He’s short but very strong.
I have a book. It’s thick. I like it but it’s very sad.
I have a sister. She’s a weight-lifter. She’s beautiful and strong. Her legs are long.
* I have someone/something: Tôi có …
Hoạt động 3. Trả lời câu hỏi về bạn, sau đó tổng hợp thông tin để nói một đoạn nhỏ.
1. What do you have? (Bạn có thứ gì?)
– I have a vase, a camera, a book, a suitcase, and many more.
* and many more: và nhiều thứ nữa.
2. What are they like? (Chúng như thế nào?)
– My vase is old. My camera is expensive. My suitcase is new. My book is sad.
3. What don’t you have? (Bạn không có thứ gì?)
– I don’t have a plane. I don’t have a car.
4. Are you tired now?
– Yes, I am.
5. Are you hungry now?
– No, I’m not.
6. Are you thirsty now?
– Yes, I am.
7. Are you angry right now?
– No, I’m not. | Yes, I am.
8. Why are you angry?
– I’m angry because my friends are late.
– I’m not angry. | I’m not.
– Nothing. (Không có gì.)
9. Are you sad?
– No, I’m not. | Yes, I am.
10. Why are you sad?
– I’m sad because this story is sad.
– But I’m not sad. | I’m not.
– Nothing. (Không có gì.)
Tổng hợp thông tin để trình bày một đoạn nhỏ:
“I have many things in my house. I have a vase, a camera, a book and a suitcase. My vase is old. My camera is expensive. My suitcase is new. And my book is sad. But I don’t have a plane and a car. Now I’m not hungry. I’m not thirsty. I’m not tired, but I’m angry because my friends are late. I’m sad too.”
Bước 5: Luyện nghe thấm nhuần
Mục tiêu: Luyện nghe đến mức thấm nhuần ý nghĩa, nghe hiểu liền như nghe tiếng Việt
Nghe thấm nhuần là năng lực quan trọng nhất vì trong giao tiếp bạn có thể nói ít nhưng không thể nghe không hiểu hoặc nghe hiểu mà chậm. Luyện nghe thấm nhuần là bạn sẽ luyện nghe đến mức có thể nghe hiểu liền mà không phải do ghi nhớ nội dung bài nghe – nôm na là như nghe hiểu tiếng Việt vậy.
Lúc nghe nếu còn xuất hiện chữ trong đầu, hay dịch ra tiếng Việt mới hiểu thì chưa phải là nghe thấm nhuần. Lúc nghe mà hiểu được do ghi nhớ hoặc thuộc lòng thì vẫn chưa phải là nghe thấm nhuần. Khi đó, bạn cần tiếp tục nghe cho đến khi thấm nhuần.
Với mỗi bài học bạn cần lập lại bước này nhiều lần vào nhiều ngày khác nhau mới có thể nghe thấm nhuần được. Mỗi lần lập lại nên thực hiện ít nhất 20 lần nghe. Mỗi lần nghe là một lần mới (như chưa nghe bài này bao giờ), có như vậy bạn mới tránh được việc nghe hiểu do ghi nhớ.
Khuyến khích: Bạn có thể tập nghe thấm nhuần khi đang làm việc khác như nấu ăn, khi đang tắm, khi ngủ, khi đang thư giãn, v.v… Khi đã nghe thấm nhuần, bạn viết lại nội dung bài nghe sao cho đúng chỉnh tả, bằng cách bấm nghe, tạm dừng từng câu và viết câu đó vào ô bên dưới.
Tự đánh giá kết quả bài học và cam kết:
- Tôi có thể hỏi đáp miêu tả tính chất của đồ vật, con người.
- Tôi có thể thốt lên cảm xúc, tình trạng như sad, angry, hungry, thirsty, v.v.
- Tôi có thể hỏi đáp với what do you have? và why? ở mức độ rất đơn giản.
- Tôi đã thực hành nghe thấm nhuần và sẽ tiếp tục cho đến khi thực sự nghe hiểu liền.
“Thank you for being with us on your journey of learning English.” – Anthony & Aileen