Unit 1: Hello!
Mục tiêu bài học
- Từ vựng và cấu trúc: greetings, to be: singular, Where?
- Năng lực: phát âm chuẩn, phản xạ nghe, nói, viết chính tả
Bạn bấm vào đầu mục mỗi bước để xem/ẩn hướng dẫn nhé. Nút microphone bên trái là ứng dụng thâu âm. Để tra cứu từ vựng, bạn chỉ cần nhấp đúp vào từ, hoặc nhấn giữ phím Ctrl quét chọn từ/cụm từ cần tra, hoặc bấm nút kính lúp bên phải để hiện/ẩn từ điển.
Bước 1: Nghe hiểu
Mục tiêu: Hiểu rõ ý nghĩa bài nghe.
Bấm nghe qua một lần xem chỗ nào đã hiểu, chỗ nào chưa hiểu, sau đó tra cách phát âm và ý nghĩa của từ mới nếu có. Lưu ý, bạn không cần học thuộc từ vựng, mà chỉ cần tra cứu để giúp hiểu câu trong bài nghe. Sau khi đã hiểu toàn bộ bài nghe, bấm nghe thêm một lần nữa.
A: Hello. | Xin chào
B: Hello. | Xin chào.
A: I’m David Clark. | Tôi là David Clark.
B: I’m Linda Rivera. | Tôi là Linda Rivera.
C: Are you a teacher? | Bạn là giáo viên phải không?
D: No, I’m not. | Không, tôi không phải.
C: Oh, are you a student? | Ồ, bạn là sinh viên hả?
D: Yes, I am. | Vâng, tôi là sinh viên.
E: Are you from the United States? | Có phải bạn đến từ nước Mỹ không?
F: No, I’m not. | Không, tôi không phải.
E: Where are you from? | Bạn đến từ nước nào?
F: I’m from Canada. | Tôi đến từ nước Canada.
G: Hello, Kenji. | Xin chào, Kenji.
H: Hi, John. How are you? | Chào John. Bạn khoẻ chứ?
G: Fine, thanks. And you? | Khoẻ, cảm ơn bạn. Còn bạn?
H: Fine thanks. | Khoẻ, cảm ơn bạn.
Phần Giải thích thêm này bạn chỉ đọc sơ qua để nắm đại khái, không cần ghi nhớ hay học thuộc lòng. Quan trọng nhất vẫn là các bước số 2, 3 và đặc biệt là 5.
– the United States (of America): nước Mỹ (states: các bang, united: hợp lại)
– thanks = thank you: cảm ơn bạn
– Câu hỏi “Are you…?” thường cần trả lời “Yes, I am.” hoặc “No, I’m not.” nên gọi là câu hỏi Yes-No. (Yes-No Questions).
– Câu hỏi “Where are you from?” bắt đầu bằng từ hỏi “Where” (ở đâu) nên gọi là câu hỏi WH- (WH- Questions).
– Câu hỏi “How are you?” bắt đầu bằng từ hỏi “How” (như thế nào, ra sao) cũng gọi thuộc dạng câu hỏi WH- (WH- Questions).
Bước 2: Luyện phát âm chuẩn
Mục tiêu: Luyện phát âm đúng theo giọng bản ngữ
Luyện shadowing (nói đuổi): Bấm nghe từng câu, tạm dừng và nói theo ngay sau đó, sao cho cách phát âm, nhấn nhá và ngữ điệu tốt nhất có thể. Bạn lập lại đến khi thuận miệng.
Luyện role-play (nhập vai): Bây giờ bạn chìm trong ngữ cảnh của bài nghe và vào vai từng nhân vật trong đó. Các câu nói ra cần đúng phát âm và xuất phát từ cảm xúc của chính bạn.
Thâu âm để nghe lại và chỉnh sửa.
Bước 3: Luyện phản xạ nghe - đáp
Mục tiêu: Luyện nghe hiểu liền câu hỏi và bật ra câu đáp.
Bạn bấm nút loa để nghe câu ngữ cảnh và câu hỏi phản xạ dựa trên câu ngữ cảnh đó. Hãy nghe nhiều lần cho đến khi nghe hiểu liền câu hỏi và bật ra câu trả lời ngay sau đó.
Thâu âm, nghe lại và chỉnh sửa.
Ngữ cảnh:I'm a student.
Khi nghe hỏi: Are you a teacher? ⇒ Bạn trả lời: No, I’m not.
Khi nghe hỏi: Are you a student? ⇒ Bạn trả lời: Yes, I am.
Khi nghe hỏi: What do you do? (Bạn làm nghề gì?) ⇒ Bạn trả lời: I’m a student.
GOOD! (Tốt lắm!)
Khuyến khích: Bạn có thể trả lời thông tin thực tế nếu đó là ngữ cảnh về bạn. Ví dụ bạn là một quản lý (a manager), khi nghe hỏi “What do you do?” thì bạn trả lời “I’m a manager.”
Are you Aileen? – No. | No, I’m not. | I’m not. | Nope.
Are you Linda? – Yes. | Yes, I am. | I am.
What’s your name? (Bạn tên gì?) – Linda. | I’m Linda. | I’m Linda – Linda Rivera.
GREAT! (Tuyệt vời!)
Is she Aileen Le? – No. | No, she’s not. | No, she isn’t. | She’s not. | She isn’t.
Is she Carol Green? – No. | No, she’s not. | No, she isn’t. | She’s not. | She isn’t.
Is she Linda Rivera? – No. | No, she’s not. | No, she isn’t. | She’s not. | She isn’t.
Is she Susan Lee? – Yes. | Yes, she is. | She is. | Yup. | Yep.
What’s her full name? (Cô ấy tên đầy đủ là gì?) – Susan Lee. | She’s Susan Lee.
WONDERFUL! (Tuyệt vời!)
* Notes (Ghi chú):
– first name: tên gọi
– middle name: tên đệm
– last name = family name = surname: họ
– given name = (middle name + ) first name
Is he Anthony Nguyen? – No. | No, he’s not. | No, he isn’t. | He’s not. | He isn’t.
Is he Alan Lee? – No. | No, he’s not. | No, he isn’t. | He’s not. | He isn’t.
Is he John Green? – Yes. | Yes, he is. | He is. | Yup. | Yep.
What’s his full name? (Anh ấy tên đầy đủ là gì?) – John Green. | He’s John Green.
GREAT JOB! (Làm tốt lắm!)
Are you fine? – Yes. | Yup. | Yep. | Sure. | I am. | Yes, I am.
Are you okay? (Bạn ổn chứ?) – Yes. | Yup. | Yep. | Sure. | I am. | Yes, I am.
Are you sick? (Bạn ốm à?) – No. | Nope. | Nah. | I’m not. | No, I’m not.
How are you (today)? – Fine, thanks. And you? | Good, thanks. How about you?
WELL-DONE! (Làm tốt lắm!)
Are you from the United States?
Are you from France?
Are you from Mexico?
Are you from Vietnam?
Are you from Japan?
Where are you from?
THAT’S GREAT! (Tốt lắm!)
Is he from the United States?
Is he from France?
Is he from Mexico?
Is he from Brazil?
Is he from Japan?
Where’s he from?
THAT’S GOOD! (Tốt!)
Is she from China?
Is she from Singapore?
Is she from Vietnam?
Is she from Canada?
Where’s she from?
GREAT JOB! (Làm tốt đấy!)
Bước 4: Luyện nói
Mục tiêu: Luyện nói, ứng dụng từ bài học.
Bạn thực hiện các hoạt động nói bên dưới. Thâu âm, nghe lại và chỉnh sửa.
Hoạt động 1. Nghe và trả lời câu hỏi.
1. What’s your name? – I’m Anthony.
2. What do you do? – I’m an English teacher.
3. Where are you from? – I’m from Vietnam.
4. How are you today? – I’m fine/okay/good/sick.
Hoạt động 2. Chào hỏi và giới thiệu đơn giản về bản thân. Bên dưới là một đoạn mẫu.
“Hello everyone, I’m Anthony. I’m an English teacher. I’m from Vietnam. Today I’m good. How are you?”
Bước 5: Luyện nghe thấm nhuần
Mục tiêu: Luyện nghe đến mức thấm nhuần ý nghĩa, nghe hiểu liền như nghe tiếng Việt
Nghe thấm nhuần là năng lực quan trọng nhất vì trong giao tiếp bạn có thể nói ít nhưng không thể nghe không hiểu hoặc nghe hiểu mà chậm. Luyện nghe thấm nhuần là bạn sẽ luyện nghe đến mức có thể nghe hiểu liền mà không phải do ghi nhớ nội dung bài nghe – nôm na là như nghe hiểu tiếng Việt vậy.
Lúc nghe nếu còn xuất hiện chữ trong đầu, hay dịch ra tiếng Việt mới hiểu thì chưa phải là nghe thấm nhuần. Lúc nghe mà hiểu được do ghi nhớ hoặc thuộc lòng thì vẫn chưa phải là nghe thấm nhuần. Khi đó, bạn cần tiếp tục nghe cho đến khi thấm nhuần.
Với mỗi bài học bạn cần lập lại bước này nhiều lần vào nhiều ngày khác nhau mới có thể nghe thấm nhuần được. Mỗi lần lập lại nên thực hiện ít nhất 20 lần nghe. Mỗi lần nghe là một lần mới (như chưa nghe bài này bao giờ), có như vậy bạn mới tránh được việc nghe hiểu do ghi nhớ.
Khuyến khích: Bạn có thể tập nghe thấm nhuần khi đang làm việc khác như nấu ăn, khi đang tắm, khi ngủ, khi đang thư giãn, v.v… Khi đã nghe thấm nhuần, bạn viết lại nội dung bài nghe sao cho đúng chỉnh tả, bằng cách bấm nghe, tạm dừng từng câu và viết câu đó vào ô bên dưới.
Tự đánh giá kết quả bài học và cam kết:
- Tôi có thể chào hỏi, hỏi đáp tên, nghề nghiệp (teacher/student), sức khoẻ, đất nước.
- Tôi có thể nghe phản xạ câu hỏi "Yes-No", "What", "How", "Where" cùng với động từ "to be: is, am, are" trong phạm vi bài học.
- Tôi có thể giới thiệu thông tin đơn giản về bản thân trong phạm vi bài học.
- Tôi đã thực hành nghe thấm nhuần và sẽ tiếp tục cho đến khi thực sự nghe hiểu liền.
“Thank you for being with us on your journey of learning English.” – Anthony & Aileen